您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
Ngoại Hạng Anh54人已围观
简介 Hư Vân - 22/02/2025 18:48 Việt Nam ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Arouca vs Farense, 22h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
Ngoại Hạng AnhNguyễn Quang Hải - 23/02/2025 05:35 Bồ Đào Nh ...
阅读更多Người mẹ choáng khi biết sự thật về đứa con đã mất 17 năm
Ngoại Hạng AnhBà Trương đau khổ suốt 17 năm vì tưởng đứa con "đã mất". Tuy nhiên sau một thời gian bình tâm lại, bà Trương thấy mọi việc không đúng. Bà gọi điện cho người anh họ nhưng chỉ nhận được câu trả lời miễn cưỡng rằng đứa trẻ đã thực sự qua đời. Sau đó họ mất liên lạc.
Vì hoài nghi, bà quyết định điều tra. Sau nhiều năm, bà biết được con trai của mình vẫn còn sống và đang theo học tại một trường cấp hai ở Từ Châu. Bà vô cùng vui mừng và quyết định đi tìm cậu bé.
Sau một thời gian chờ đợi tại cổng trường, bà Trương cũng nhìn thấy một cậu bé 17 tuổi giống hệt chồng cũ của mình. Cậu bé tên Lưu Thượng Thượng xúc động khi thấy một người phụ nữ trung niên rơi lệ trước mặt mình. Sau nhiều lần thuyết phục, cậu bé cũng chấp nhận làm xét nghiệm ADN và sự thật được tiết lộ.
Cậu bé chính là đứa con trai "đã mất" của bà Trương 17 năm trước. Đồng thời bà cũng phát hiện người nuôi nấng cậu bé chính là em dâu của người anh họ. 17 năm trước, họ đã bịa ra một câu chuyện đau lòng để chiếm đoạt con trai của bà.
Con trai 17 tuổi hận bố mẹ đẻ vì nghĩ mình bị bỏ rơi. Quá tức giận, bà Trương tìm gặp anh họ nói chuyện nhưng chỉ nhận lại câu trả lời "nếu muốn thì cứ kiện".
Bà Trương quyết định trình báo vụ việc với hi vọng được nhận lại con trai một cách hợp pháp.
Tuy nhiên cảnh sát cho rằng vụ việc đã trôi qua 17 năm nên vụ án không được khởi tố. Vì vậy bà Trương đến gặp bố mẹ nuôi của con trai và xin nhận lại con. Tuy nhiên họ không những không đồng ý mà còn muốn kiện ngược lại bà. Họ nói rằng năm xưa vì bà Trương muốn vứt bỏ đứa con nên họ mới nhận nuôi. Để tránh bà Trương đến tìm gặp con, bố mẹ nuôi của cậu bé chuyển cậu đến trường học mới.
Bất lực, bà đành đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội, mong muốn nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Với sự giúp đỡ của người dùng mạng, năm 2013, bà Trương đã liên lạc được với con trai. Cậu bé cho biết, ban đầu cũng có ý định tìm lại bố mẹ ruột. Nhưng vì bố mẹ nuôi nói rằng cậu bị bỏ rơi nên trong lòng luôn oán trách người sinh ra mình. Giờ đây khi mọi việc được làm sáng tỏ, mẹ con được đoàn tụ, bà Trương vẫn không hiểu tại sao người thân của mình lại có thể làm một việc nhẫn tâm như vậy.
Theo 163
">...
阅读更多Tranh hiếm của Nguyễn Tư Nghiêm, Đỗ Xuân Doãn tại triển lãm ở TPHCM
Ngoại Hạng AnhHọa sĩ Lê Võ Tuân sáng tác tranh ngay tại buổi khai trương triển lãm (Ảnh: Bích Phương).
Họa sĩ Lê Võ Tuân cho biết anh rất vui mừng khi tranh của mình được giới thiệu ở sự kiện Khoảnh khắc mùa thu. Đây cũng là cơ hội để những bức tranh độc đáo của vị họa sĩ 8X đến gần hơn với giới chuyên môn và khán giả.
Các tác phẩm của Lê Võ Tuân thường sử dụng gương mặt con người làm trọng tâm trong bức tranh, gợi ấn tượng cho người xem với những ánh mắt, biểu cảm đa dạng cùng tông màu rực rỡ.
Các tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (Ảnh: Ban tổ chức).
Nếu như tác phẩm của Lê Võ Tuân đại diện cho sức trẻ, sáng tạo với góc nhìn mới mẻ về các vấn đề đương đại thì các tác phẩm khác ở triển lãm mang đậm dấu ấn dòng chảy văn hóa và hội họa Việt Nam qua nhiều thập kỷ.
Tại triển lãm, những bức tranh nổi tiếng hiếm có của các cố họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (Vũ công, Hợi, Nhâm Ngọ, Canh Thìn...), Trần Lưu Hậu (Still life, Sapa ladies, Hạ Long bay...), Đỗ Xuân Doãn (Thiếu nữ và sen, Bằng lăng tím, Sông tam bạc...) nhận được sự hưởng ứng của người yêu tranh.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1918-2016) có sự nghiệp bền bỉ, đi qua nhiều giai đoạn quan trọng của đất nước. Tranh của ông lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian kết hợp với yếu tố hiện đại. Đặc biệt, những tác phẩm sử dụng chất liệu sơn mài của Nguyễn Tư Nghiêm để lại dấu ấn lớn, đóng góp cho sự phát triển sơn mài truyền thống nước nhà.
Họa sĩ Đỗ Xuân Doãn (1937-2015) được biết đến là người kể chuyện bằng nét cọ tinh tế và ngôn ngữ hội họa giàu chất thơ. Tranh của cố họa sĩ mang bố cục độc đáo và phong cách thoải mái, thường gắn kết vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, trong đó nổi bật là những bức tranh mang đậm văn hóa, mùa thu Hà Nội.
Trong khi đó, họa sĩ Trần Lưu Hậu (1928-2020) là bậc thầy về sắc màu và cảm xúc, mỗi tác phẩm là một chuyến hành trình thị giác ấn tượng. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của thế hệ họa sĩ kháng chiến ở Việt Bắc, có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông - người tổ chức triển lãm Khoảnh khắc mùa thu- cho biết chương trình không chỉ là hành trình khám phá nghệ thuật mà còn thể hiện niềm đam mê của ông trong lĩnh vực sưu tập tranh, mong muốn đưa hội họa đến gần hơn với công chúng.
Theo ông Phan Minh Thông, ngày nay, gu thưởng thức hội họa của người Việt đã nâng cao. Sau hơn một thập kỷ sưu tầm tranh, ông Thông vui mừng khi hội họa đã trở thành món ăn tinh thần được nhiều người yêu thích và tôn vinh, thị trường sưu tập tranh cũng vô cùng sôi động, đa dạng.
Đối với ông Phan Minh Thông, mỗi tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Lưu Hậu, Đỗ Xuân Doãn và Lê Võ Tuân đều mang phong cách, ngôn ngữ biểu đạt riêng, nhưng đều thể hiện vẻ đẹp và giá trị văn hóa, lưu giữ những câu chuyện của người họa sĩ.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Vợ chồng son tập đặc biệt: Vợ sụp đổ khi chồng chuyển giới sau 2 năm kết hôn
- Ảnh chụp mặt trăng thứ hai tạm rời xa Trái Đất
- NSND Kim Cương tuổi 86: Sống minh mẫn, giàu có trong biệt thự riêng
- Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
- Hoàng Dương: 'Cái bóng của bố Hoàng Dũng cho tôi nhiều động lực'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
-
Cảnh sát Hàn Quốc xác nhận hơn 90 trường hợp tử vong trong thảm kịch đêm Halloween đều ở độ tuổi 20. Trong tầng hầm của Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng Hannam-dong ở quận Yongsan, cách Itaewon không xa, sự im lặng đến rợn người bỗng bị cắt ngang bởi tiếng khóc nức nở của những ông bố, bà mẹ khi hay tin con mình không qua khỏi trong vụ thảm họa đêm Halloween.
Những người còn lại thấp thỏm chờ đợi tin tức, một không khí đau thương bao trùm cả căn phòng nhỏ.
Trong đó, một ông bố liên tục đi lại, tay cầm điện thoại xem đoạn tin nhắn cuối cùng của con gái. “Bố ơi, con được đến Seoul lần đầu tiên sau một thời gian dài”, cuộc hội thoại chỉ đúng một dòng nhưng người cha đã đọc hơn chục lần.
“Tôi nhận được cuộc gọi từ bọn trẻ rằng con bé đã nằm trên đường, tất cả bất lực nhìn nó được mang đi. Năm nay nó chỉ mới 20 tuổi, tôi mong phép màu sẽ xảy ra”, ông bố nghẹn ngào nói trong nước mắt.
Con gái của người đàn ông này là một trong 154 trường hợp thiệt mạng tại thảm kịch giẫm đạp. Nhiều nạn nhân trong số này là phụ nữ và thanh niên ở độ tuổi 20.
Ông Choi Sung Beom, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa ở Yongsan, cho biết những người bị thương khác cũng đang trong tình trạng nghiêm trọng và được điều trị khẩn cấp.
Nhiều người dân, gia đình đặt hoa tưởng niệm nạn nhân tại nơi xảy ra vụ thảm kịch kinh hoàng. Ảnh: New York Times. Nước mắt của người ở lại
Sự kiện thương tâm ở ở Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) không phải là lần đầu tiên thế giới chứng kiến thảm kịch giẫm đạp xảy ra ở các bữa tiệc văn hóa, chương trình giải trí quy tụ đông người trẻ tham gia.
Giữa tháng 9 năm nay, cảnh tượng hỗn loạn tại đêm nhạc rock được tổ chức ở thành phố Quetzaltenango (Guatemala) đã lấy mạng 9 người, trong đó có 2 trẻ em. Đây là hậu quả của việc tất cả khán giả đổ dồn về 2 cửa ra của trung tâm tổ chức sự kiện, tạo nên sức ép lớn, gây ngạt khí.
Tháng 11/2010, một bi kịch giẫm đạp khác diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội té nước tại thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) đã khiến ít nhất 350 trường hợp tử vong và 775 người bị thương. Sự cố khiến hàng nghìn người hoảng loạn, trong đó không ít nạn nhân trẻ tuổi đã vĩnh viễn ra đi.
Một số nhân chứng nói rằng đám đông bị mắc kẹt trên cầu khi nó bắt đầu rung lắc, họ không thoát ra được và cố gắng bám lấy các dây điện.
Xứ kim chi cũng từng chứng kiến một vụ đè người năm 2005 tại đêm nhạc ở thành phố Sangju (miền Nam Hàn Quốc). Cảnh sát xác định có 11 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Thảm họa xảy ra khi gần 5.000 khán giả cố ùa vào cổng giành chỗ.
Một bi kịch khác cũng gây ám ảnh trong trí nhớ người dân xứ củ sâm là vụ chìm phà Sewol năm 2014.
Trong số những hành khách có mặt trên chuyến tàu định mệnh, gần 300 học sinh đã qua đời và mất tích. Đây được đánh giá là tai nạn hàng hải cướp đi nhiều sinh mạng nhất trong thời bình ở Hàn Quốc.
Không ít nạn nhân thiệt mạng trong lễ hội hóa trang còn ở độ tuổi khá trẻ. Ảnh: New York Times, AFP. Trong vụ việc tại “phố Tây của Seoul”, theo truyền thông xứ Hàn, có tới 98 nạn nhân tử vong là nữ. Ngoài ra, thống kê của Bộ giáo dục Hàn Quốc còn cho thấy 5 người là học sinh trung học, một trường hợp mới học cấp 2.
Theo các chuyên gia, vì thân hình nhỏ bé, ít cơ bắp, họ khó có thể khó chống lại áp lực khi bị ép trong đám đông.
Khi danh tính của các nạn nhân dần được xác định, sự tiếc thương càng sâu sắc hơn khi phần lớn trong số đó là những người trẻ đang chuẩn bị bước sang chương mới cuộc đời, theo New York Times.
Một cô gái đến từ thị trấn nhỏ, vừa tròn 20 tuổi, mơ ước được học ngành thiết kế thời trang. Một nữ sinh mới tốt nghiệp đại học, tìm được công việc đầu tiên ở công ty tư vấn. Một chàng trai họ Kim (18 tuổi) đang theo học trường kỹ thuật ở Seoul. Ước mơ của cậu là làm việc cho công ty hàng đầu Hàn Quốc.
Ngay cả khi còn là học sinh, cậu đã tiết kiệm tiền từ các công việc bán thời gian để mua sắm quần áo cho mẹ và bà của mình.
Bình thường Kim thích ở nhà nhưng do vừa giảm được số cân nặng như mong muốn, cậu quyết định tham gia lễ hội Halloween để tự thưởng cho bản thân. Trước đó, bà của Kim lo lắng về đám đông nên đã cố gắng khuyên cháu trai ở nhà.
“Tôi đã nói với nó rằng hãy lập tức về nhà nếu quá đông đúc”, người bà chia sẻ.
Đó cũng là lần cuối cùng họ có thể trò chuyện trực tiếp với nhau.
Cuộc đời của những nạn nhân đã kết thúc trong con hẻm hẹp trải dài từ quán bar theo chủ đề Hawaii rợp bóng cây cọ, băng qua một câu lạc bộ izakaya và hip hop của Nhật Bản đến tuyến phố chính ở Itaewon.
Độ tuổi và gương mặt trẻ trung của các trường hợp thiệt mạng như xát muối vào trái tim những người ở lại.
Không có phép màu xảy ra
Khung cảnh u ám tại Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng Hannam-dong khiến những người chứng kiến không thể không rơi nước mắt khi thấy “người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh”.
Phần lớn gia đình không liên lạc được với thân nhân vì điện thoại đều bị nghiền nát trong đám đông hoặc đánh rơi trên tàu điện ngầm. Tất cả vẫn chờ đợi từng giây, từng phút, mong phép màu sẽ đến, giúp con cái họ có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Theo Korea Joongang Daily, hàng nghìn người vẫn chưa tìm thấy và hầu hết trường hợp tử vong đã được xác định danh tính. Cảnh sát làm việc không ngừng nghỉ để hỗ trợ gia đình nạn nhân và chuyển người bị thương vào bệnh viện.
Một cặp vợ chồng ở độ tuổi 50 (đến từ Daejeon) bắt chuyến tàu đầu tiên để có mặt sau khi nghe được tin tức về con gái của họ từ bạn bè trên lớp. Họ nói rằng lần cuối nhìn thấy cô bé là vào đêm được nhân viên cấp cứu mang đi khỏi hiện trường vụ việc.
Nhiều gia đình nạn nhân tập trung gần khu vực xảy ra vụ việc để nghe ngóng tin tức của con cái. Ảnh: Gazette, Reuters. Nhiều gia đình ở trung tâm cộng đồng chỉ có manh mối duy nhất về nơi ở của người mất tích.
“Cảnh sát đã tìm thấy điện thoại của con gái tôi vào khoảng 5h. Tôi hoàn toàn không ngủ được và chạy đến thẳng đây. Đến giờ, tôi hoàn toàn kiệt sức nhưng vẫn hy vọng con còn sống”, một bà mẹ bày tỏ.
Trong khu vực chờ còn có khoảng 30-40 người khác, hầu hết đều kiểm tra điện thoại để kiếm manh mối, cập nhật tình hình với các thành viên còn lại.
Khi tin tức về những người mất tích bắt đầu được đưa ra, một số gia đình thở phào nhẹ nhõm khi không nghe tên người thân có trong danh sách thương vong. Trong khi đó, những người khác vẫn thấp thỏm lo âu.
Sau khi một người mẹ hay tin con trai mình được tìm thấy an toàn và khỏe mạnh ở Incheon, những người ngồi xung quanh cô ấy đã gửi lời chúc mừng. Cách đó không xa, một người mẹ khác ngã quỵ sau khi nghe thông báo con gái mình qua đời.
Cảnh tượng trái ngược diễn ra trong trung tâm dịch vụ cộng động cùng với tiếng thở dài bực bội, âm thanh xì xào làm căn phòng nhộn nhịp hơn buổi sáng.
“Chúng tôi không được ai hướng dẫn. Mong chính quyền có thể công bố danh sách càng sớm càng tốt về việc ai đang ở bệnh viện nào và ai đã chết”, Jeong Hae-bok (56 tuổi), người đang chờ thông tin về cháu trai, chia sẻ.
Mục Đời sống gửi đến độc giả gợi ý về những tác phẩm hay, mang hơi thở thời đại. Hội mê sách cũng có thể tìm thấy những bí kíp để "sống chất" hơn với sở thích của mình.
Theo Zing
9X Việt kẹt ở ngõ Itaewon: Cảnh sát mà đến muộn 20 phút có lẽ tôi chết rồi
Sau những bàng hoàng, có thời gian trấn tĩnh, anh Trung cố tìm mình trong đám đông ở Itaewon qua những hình ảnh được mọi người chụp lại." alt="Nỗi đau của cha mẹ khi con cái thiệt mạng trong thảm kịch Itaewon">Nỗi đau của cha mẹ khi con cái thiệt mạng trong thảm kịch Itaewon
-
" alt="Mặt Trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái Đất">Mặt Trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái Đất
-
Chị Phước Vân dành hết thời gian rảnh để chăm sóc vườn sen. Dù chăm bón cho sen không quá phức tạp như hoa hồng hay quỳnh nhưng chị lại quấn quýt với sen như chăm con mọn. Với đặc thù công việc chỉ làm 3 ngày một tuần, chị Vân dành hết thời gian rảnh cho vườn sen của mình.
Sau 3 năm kiên trì trồng sen, người phụ nữ này sở hữu một khu vườn có hơn 49 loại sen khác nhau giữa châu Âu. Những cây sen đầu tiên nở hoa là kỷ niệm vô cùng đáng nhớ đối với chị Vân.
Sen nghìn cánh (S1000) có mùi hương rất đặc trưng. Chị Vân thừa nhận mình thất bại hoàn toàn ở lần đầu trồng sen. Lúc này, chị chưa biết canh thời tiết cho cây sen ra hoa đúng lúc. Mùa lạnh, chị cũng chưa biết cách giữ giống hoa sen.
“Vào mùa đông, thời tiết âm (-5°C) suốt nhiều ngày liền, có mưa, tuyết rơi và nước đông đá liên tục. Mùa hè bên này, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cũng nhiều. Ví dụ, ngày có nhiệt độ 30°C nhưng đêm chỉ còn 13°C.
Vườn sen của chị Vân có khoảng 49 loại sen khác nhau. Nhiệt độ quá chênh lệch cũng làm sen chậm phát triển, để khắc phục thì cần chôn chậu sen dưới đất, nhiệt độ trong chậu sẽ chuẩn hơn. Muốn sen cho hoa dễ, hoa đẹp thì cần đủ phân, đủ ấm”, chị Vân chia sẻ.
Ngoài phân bón, chị Vân còn cho vào chậu sen một ít muối Epsom để hoa có màu đẹp hơn.
Với mùa hè quá ngắn, trong khi sen lại cần nắng ấm nên việc trồng sen ở châu Âu khó hơn các nước vùng nhiệt đới. Vì vậy, chị Vân áp dụng hệ thống sưởi và đôi khi dùng cả đèn chiếu thay ánh sáng mặt trời.
Chị Vân trồng sen trong chậu để cây đủ ấm. Mặc dù lạnh hơn vài độ so với Thủ đô Bruxelles nhưng vùng Yvoir lại có hệ thống sông ngòi nhiều phù sa, thích hợp cho việc trồng sen.
Năm nay, chị Vân trồng được 49 giống hoa sen khác nhau. Trong đó, chị tâm đắc nhất là loại White Tara trắng muốt, cánh dày và to hơn 20cm.
Loại sen khó chinh phục nhất là Gold and Jade Peony (hay gọi R4) rất khó cho hoa. Vậy mà, năm nay hoa nở rất đẹp khiến chị Vân thích thú.
Người phụ nữ Việt tự hào: “Một loại mà người chơi sen không thể bỏ qua là sen nghìn cánh (S1000). Đây cũng là một loại khó ra hoa, nhưng hoa nở đẹp và lâu tàn, đặc biệt lá rất đẹp và lá S1000 thơm mùi hương hoa sen, còn hoa S1000 thì thơm mùi dầu tràm lẫn trầm hương”.
Nhiều loại sen lai tạo cho hoa rất sai và đẹp mắt. Ngoài ra, các loại sen chuẩn đề, Happy Pink, Super, Pink Diamond, Irresistible charm, Red Philip, Red Sun... đều rất đẹp và thơm. Những loại này dễ trồng, dễ ra hoa và hoa rất sai.
Thỏa nỗi nhớ quê nhà
Hơn 23 năm trước, chị Vân kết hôn với người chồng Bỉ sau hai lần gặp gỡ ở Việt Nam. Chị sớm hòa nhập với cuộc sống tại một đất nước xa lạ.
Thế nhưng, sâu thẳm trong tâm hồn, chị vẫn nhớ hình ảnh quê nhà. Vì vậy, chị quyết tâm trồng sen để gợi hình bóng quê hương.
Chị Vân tâm sự: “Dù tôi đang ở Bỉ nhưng mùa hè cứ ngỡ như sống tại Việt Nam nhờ trồng sen. Tất cả các loại sen tôi trồng đều thơm, có loại thơm ít, loại thơm nhiều. Mỗi sáng và chiều, tôi đều tranh thủ hít hà hương sen, sảng khoái và thấy lòng thanh tịnh”.
Buổi sáng, chị Vân thích hít hà mùi sen để thấy tâm hồn thanh tịnh. Với vườn sen đủ loại, chị Vân có thể ngắm lá, ngắm hoa, ngửi hương lá và hoa. Lá sen dùng gói xôi, cốm, hoa sen làm trà. Nếu thèm trà sen thì chị có thể tự ướp, rồi thưởng thức trà sen tại vườn nhà. Cảm giác ấy rất tuyệt.
Mỗi khi có giống sen mới lai tạo, chị Vân lại hồi hộp chờ đợi ngày nở hoa. Chị nói cảm giác như “mình mang thai, mong ngóng con chào đời xem giống cha hay giống mẹ”.
Các loại hoa lai thường có ưu điểm là chịu lạnh tốt, hoa to thơm, màu đặc biệt. Vườn sen của chị thu hút rất nhiều ong bướm. Từ đó, ong bướm tự thụ phấn cho hoa, vô tình lai tạo thêm nhiều giống hoa sen mới.
Những hoa sen ướt đẫm sương sớm, mùi hương lan tỏa thu hút ong bướm. Chị thường điện thoại rủ bạn bè đến vườn nhà để ngắm những giống hoa mới lai tạo. Hàng xóm cũng thường ngắm nhìn vườn sen của người phụ nữ Việt rồi trầm trồ khen ngợi.
Nhờ sen, chị Vân có thêm nhiều bạn bè khắp châu Âu. Thậm chí, có bạn mê sen phải lái xe hơn 1.400km để mang sen giống từ vườn của chị Vân về trồng.
Mặc dù, chồng của chị Vân yêu nhạc hơn sen nhưng anh thường giúp vợ làm hệ thống sưởi sen. Các con thường giúp chị Vân bón phân cho vườn sen vào những lúc mẹ bận việc.
“Chồng con luôn ủng hộ niềm vui, sở thích riêng của tôi. Ở nhà tôi, tất cả đều tự do hạnh phúc, ai vui gì làm nấy”, chị Vân vui vẻ chia sẻ.
Nhờ sen, chị Vân có cơ hội kết thêm nhiều bạn bè ở châu Âu. Chị Vân hy vọng người Việt xa quê sẽ tự tay trồng sen để vơi nỗi nhớ quê hương. Mỗi khi ngắm sen, chị cũng như những Việt kiều khác sẽ có cảm nhận như đang sống trên mảnh đất quê nhà.
“Nhiều bạn vẫn không thể tin sen có thể sống và phát triển tốt ở châu Âu nên chưa dám trồng. Thực ra, sen xứ lạnh có màu hoa đậm và đẹp hơn cả sen trồng ở Việt Nam”, chị Vân khẳng định.
Sen vừa thơm vừa đẹp dịu dàng khiến chị Vân ngày càng mê mẩn. Có lẽ, đam mê của người phụ nữ này dành cho sen sẽ chẳng bao giờ vơi đi như chính tình yêu quê hương luôn vun đầy.
Ảnh: NVCC
" alt="Vườn sen rực rỡ, thơm ngát giữa châu Âu của người phụ nữ Việt">Vườn sen rực rỡ, thơm ngát giữa châu Âu của người phụ nữ Việt
-
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
-
Tháng 9/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 27 tuổi, quê Thái Nguyên, bị tai biến mù mắt và hoại tử da trán vì mũi tiêm filler trái phép tại spa. Do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bệnh nhân này đã để nhân viên tiêm filler nâng mũi. Đang tiêm, chị thấy đau buốt dọc sống mũi, choáng váng muốn ngất.
Cô gái này được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, hoảng loạn, da vùng trán và mũi tím sẫm, mắt phải sụp mí, không còn cảm nhận được ánh sáng. Bệnh nhân được chẩn đoán tai biến do tiêm filler dẫn đến mất thị lực và thiếu máu cấp tính da trán, mũi, ổ mắt.
Trước đó, tháng 2/2020, một nam thanh niên 33 tuổi, ở Hải Dương theo lời quảng cáo cũng tìm đến cơ sở thẩm mỹ tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) để độn thái dương, giúp trẻ hóa gương mặt. Nhưng khi đang phẫu thuật, nam thanh niên bị xuất huyết ồ ạt, phải vào Bệnh viện E cấp cứu.
Tháng 9/2018, khoa Da liễu- miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198 cũng tiếp nhận hai bệnh nhân nữ là N.K.A (19 tuổi) và Đ.T.T.H (25 tuổi) vào viện trong tình trạng má bên phải sưng, sờ thấy có cục, bóp thấy có mủ chảy ra.
Hai bệnh nhân cho biết, sau 10 ngày thực hiện tạo má lúm đồng tiền tại cơ sở thẩm mỹ tư nhân, họ thấy xuất hiện sưng, đau, nhức tại vị trí tạo lúm. Cả hai người đều điều trị tại nhà với thuốc chống viêm alphachoay nhưng tình trạng không thuyên giảm nên phải vào viện.
Hiện tượng này xuất hiện là do nhiễm khuẩn như không tuân thủ quy trình tiệt khuẩn dụng cụ hay sử dụng chất liệu không đảm bảo tiệt khuẩn khi thực hiện thủ thuật tạo má lúm đồng tiền. Nhiễm khuẩn này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
May mắn, A. và H. đều đến viện sớm khi mới có nhiễm khuẩn tại chỗ nhưng sau khi điều trị, má trái của họ không có lúm như mong muốn ban đầu mà hình thành một vết sẹo sâu, giống như một cái “hố” trên khuôn mặt.
Về vấn đề này, Thạc sĩ - Bác sĩ Cao Ngọc Duy - Phó trưởng khoa hàm mặt thẩm mĩ (Bệnh viện Đức Giang) chia sẻ: “Tôi không cổ suý các bạn lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ cần sao cho vừa và đủ, là hài hoà. Quan niệm “vừa và đủ” rất khó và khác nhau tuỳ từng người.
Thạc sĩ - Bác sĩ Cao Ngọc Duy Vậy nên bác sĩ ngành này không những chỉ làm chuyên môn mà còn như bác sĩ tâm lý, trước khi phẫu thuật phải nói chuyện kỹ với khách hàng để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ. Đồng thời, can thiệp làm đẹp sao cho hợp lý - vừa phải và biết điểm dừng. Vì không thể phẫu thuật nhiều lần được và những lần phẫu thuật sau càng khó khăn, phức tạp hơn lần đầu”, anh nói.
Với những trường “bị hỏng”, “lỗi”, nam bác sĩ nhấn mạnh, làm đẹp đã khó, chỉnh sửa lại những ca hỏng còn khó hơn.
“Nhiều ca còn không có khả năng sửa chữa, chỉ mong phục hồi được như cũ, chưa nói đến là làm đẹp. Tất nhiên nó sẽ khiến bạn luôn mặc cảm, kém tự tin ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Có những người trở nên trầm cảm, khép kín, chỉ ở trong nhà không ra ngoài…”, anh nói.
Anh cũng nhấn mạnh thêm, tâm lí chung của người chuẩn bị tìm đến làm đẹp ai cũng sợ di chứng, biến chứng, thảm hoạ hay ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này. Mọi người nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm đẹp.
Lê An
Nữ diễn viên hoại tử mũi sau khi đi làm đẹp
Sau ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ, nữ diễn viên phải nằm viện điều trị 2 tháng do hoại tử mũi.
" alt="Hệ lụy gây ám ảnh từ biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ">Hệ lụy gây ám ảnh từ biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ